GIới thiệu chung GIới thiệu chung

Giới thiệu về xã Hồng Hà
Ngày đăng 04/03/2021 | 10:30  | Lượt xem: 7236

  1. Giới thiệu lịch sử hình thành địa lý, vị trí. Đặc điểm tự nhiên, diện tích, dân số

Xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội nằm ở phía Bắc huyện Đan Phượng. Trước đây là một vùng bãi nổi là nơi giao nhau của ba con sông chính là sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đáy. Từ thời Hậu Lê đến đầu thế kỷ XIX, địa bàn xã Hồng Hà thuộc Tổng thượng trì, Huyện Từ Liêm, Phủ Quốc Oai, Trấn Sơn Tây. Dưới thời Nhà Nguyễn, xã Hồng Hà thuộc Tổng Thượng Trì huyện Đan Phượng Phủ Hoài Đức Tỉnh Hà Đông.

Vị trí , địa lý

Phía Đông giáp xã Văn Khê, huyện Mê Linh và xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng.

Phía Tây giáp xã Hạ Mỗ, xã Trung Châu huyện Đan Phượng.

Phía Nam giáp xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng.

Phía Bắc giáp xã Chu Phan, xã Thạch Đà, xã Hoàng Kim huyện Mê Linh.

Dân số của xã tính đến năm 2021 có 2986 hộ, 12.186 nhân khẩu, diện tích đất tự nhiên 9.96 km2, có 04 làng, 9 cụm và 01 làng Vạn chài Thắng lợi.

II. Về văn hoá truyền thống, phong tục tập quán, quan hệ cộng đồng cư, Di tích lịch sử văn hoá, lễ hội truyền thống, tín ngưỡng dân gian, hoạt động văn hoá dân gian. Phong tục tập quán;

Trong hôn nhân: Theo truyền thống của người dân Hồng Hà việc dựng vợ gả chồng được coi hết sức quan trọng “Lấy vợ xem tông, lấy chồng kén giống” .“Môn đăng hậu đối”. Đặc biệt coi đạo đức hơn nhan sắc “Cái nết đánh chết cái đẹp”  việc hôn nhân gồm Lễ dạm ngõ (Chạm mặt), Lễ ăn hỏi (Lễ bỏ cau), lễ cưới,  (Xin dâu), lễ lại mặt (sau lễ cưới) và khi người con gái về nhà chồng phải thực hiện Tam tòng, tứ đức; Tam tòng tức là Tại gia tòng phụ, Xuất giá tòng phu, Phu tử tòng tử, “vô tử hoàn tông môn”,  Tứ đức (Công, dung, ngôn, hạnh).

Tục  tang ma: Tang lễ là những nghi thức đặt ra để bày tỏ lòng thương xót, kính thờ người quá cố (người chêt). Việc tổ chức nghi thức đưa tang (Cha đưa mẹ đón, Cha chống gậy trúc mẹ chống gậy vông và phải đội mũ rơm đi chân đất).  Duy trì tục cúng 3 ngày; 49 ngày đối với mẹ, 50 ngày đối với cha; 100 ngày và cúng bỏ khăn (sau 2 năm kể từ ngày người chết) khi cải cát phải sau 3 năm trở đi.

Di tích Lịch sử văn hoá Gồm; (Đền Bồng Lai, Đình Tu, Chùa Hưng Khánh) Làng Bồng Lai;  (Đình Vạn Vỹ) Vạn Thắng Lợi; (Đình Thượng, Đình Hạ, Miếu châu trần, chùa Già Lê) Làng Bá Dương Nội; (Đình, Chùa nguyệt Lão) Làng Bá Dương Thị; (Đình, chùa Thiên Nhai) Làng Tiên Tân. Trong đó Đền, đình, chùa Làng Bồng Lai; Đình Bá Dương Nội; Đình Vạn Vỹ đã được công nhận Di tích Lịch sử văn hoá.

Lễ Hội truyền thống gồm các lễ hội lớn sau:

1. Vào ngày mồng 3 tháng giêng ( Mồng 3 Tết nguyên đán) Lễ Hội Rước Bánh dầy Làng Bá Dương Nội được 5 miền trong Làng thay phiên đăng cai tổ chức (miền Tâm Tỉnh, miền Đồng Tâm, Miền Đồng Tiến, Miền Liên Hợp, Miền Đồng độ). Lễ Hội này thể hiện lòng biết ơn của nhân dân Làng Bá Dương Nội xã Hồng Hà – Đan Phượng – Hà Nội đối với quan Thái uý Thiếu khanh Triều Lê. Tại ngôi chùa Già Lê  này nhân dân Làng Bá Dương Nội xã Hồng Hà đã dựng tượng thờ người gọi là tượng Đức quan cụ

Lễ Hội chính được diến ra vào ngày Mồng 3 tháng giêng âm lịch ( Mồng 3 Tết nguyên đán).

Trước khi diễn ra lễ hội chính, ngày 25 tháng chạp nhân dân trong Thôn tổ chức Lễ dước nước (bơi thuyền ra lấy nước từ giữa sông Hồng) và dước bát bình nhang tại chùa Già Lê về Nhà thờ ở Thôn( Miền) .

Ngày Mồng 1 tháng giêng (Mồng 1 Tết nguyên đán), Đoàn lễ dước ra sông Hồng đãi gạo nếp

Ngày Mồng 2 tháng giêng (Mồng 2 Tết nguyên đán), tổ chức thổi xôi giã Bánh dầy tại nhà thờ (Miền) và niêm phong số lượng  Bánh dầy đã hoàn thành.

Vào lúc 0 giờ ngày Mồng 3 tháng giêng âm lịch (Mồng 3 Tết nguyên đán), nhân dân trong Làng tổ chức lễ giỗ Đức quan cụ tại nhà thờ, nghi thức lễ Giỗ hết sức long trọng. Ông Tế chủ cùng  Ban nghi lễ cử hành nghi thức Lễ giỗ Thời gian tổ chức đến 2 giờ sáng.  Lễ hội được tổ chức tại nhà thờ của các nhà canh điền sau đó dước về Chùa Già Lê. Ngày xưa ruộng đất công của chùa được chia đều cho các phe giáp, thì lễ Hội được tiến hành đồng thời tại các nhà thờ của 5 giáp gồm (Đông - Đoài – Bắc – Nam thượng – Nam hạ) sau đó 5 giáp cùng tổ chức dước về chùa Già Lê làm lễ , người chịu trách nhiệm chính là chủ lễ của giáp. Sau đó Ban nghi lễ của Làng chấm Bánh xem giáp nào làm Bánh mịn, đẹp, đều, ngon nhất được dâng lên Tam Bảo cúng Phật và Đức quan cụ tại Chùa.

2. Từ ngày mồng 4 đến ngày mồng 8, 9 tháng giêng Tổ chức Hội Vật võ truyền thống được duy trì từ thời Nhà Đinh do Tướng quân Nguyễn Cả khởi xướng. Đây được coi là cái nôi của hội vật dân tộc miền Bắc.

3. Ngày 25 tháng giêng Lễ Hội Cầu Ngư Vạn Thắng Lợi

4. Ngày 12 đến 14/3 âm lịch Lễ Hội Rước nước Làng Bồng Lai Tưởng nhớ ngày sinh nhật Vương Phi Hạo Nương, Thân mẫu của Thái tử Linh Lang (Hoằng Chân) con Vua Lý Thái Tông.

5. Ngày 15, 16 tháng 3 âm lịch Lễ Hội thi thả Diều làng Bá Dương Nội. Đây được xem là một Lễ hội dân gian đặc sắc mà đông đảo nhân dân trong và ngoài nước quan tâm. Trong thời gian tổ chức lễ hội có Tổ chức nấu cơm thi, các trò chơi dân gian Ô ăn quan. Bịt mắt bắt dê, leo cầu. đua thuyền, chọi gà, cờ tướng..

Truyền thống lịch sử, cách mạng, giải phóng dân tộc.

1. Thời Hùng Định Vương Con gái thứ 9 Vua Hùng lấy con trai họ Hoàng sinh ra Hoàng Trụ. Hoàng Trụ được 2 dòng họ Nguyễn và họ Đinh mở trường và mời Hoàng Trụ về dậy học 3 năm sau Đất nước lâm nguy nhà Vua cho mời ông ra cầm quân và đánh thắng giặc từ Quế Lâm, Vân Nam .

2. Vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên có Ông Thi Sách (có tài liệu là họ Dương tên Thi) lấy con gái Lạc tướng Mê linh là Trưng Trắc. Với 8 sắc phong, thần tích và nhiều đồ thờ cổ, theo thần tích Miếu Nại Tử xã viết ngày 06 tháng 6 năm Bảo Đại thứ XII (1938) được sao chép lại từ ngọc phả thời Đông Hán do Thượng thư bộ lễ Triều Lê giữ chức quản tri điện vâng lệnh vua chép lại để lưu truyền.

 Cơn lũ lịch sử năm 1971 đã cuốn đi cả làng của ông Dương Thi Sách. Mất đất, mất nhà, đền thờ ông Dương Thi Sách và Hai Bà Trưng phải tháo dỡ xếp cất vào trong đê. Năm 1972 hầu hết người làng Nại Tử xã Hồng Hà theo tiếng gọi của Đảng ngược sông Hồng lên xây dựng vùng kinh tế mới tại vùng giáp biên giới Việt-Lào ở huyện sông Mã-Sơn La và trải qua nhiều năm vất vả đã dựng xây một làng quê mới:

3. Vào khoảng nửa Thế kỷ thứ X (năm 966) thời kỳ loạn 12 xứ quân ở kẻ Bá (Bá Dương Nội) có ông Nguyễn Cả được Đinh Bộ Lĩnh mời cùng dẹp loạn 12 xứ quân khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua phong Nguyễn Cả Làm Tổng  suý Thượng tế Đại Tướng Quân.

4. Vào thời vua Lý thánh Tông ở Làng Bồng Lai có người con gái tên Hạo Nương lấy vua Lý thánh Tông sinh Hoàng Tử Hoằng Chân (Tức Linh Lang) từng giúp nhà Lý đánh đuổi giặc ngoại xâm Bắc Tống .

5.  Về truyền thống đánh giặc giữ nước còn phải kể đến tinh thần đấu tranh chống Pháp trước Cách Mạng Tháng Tám của người dân Hồng Hà tiêu biểu là cụ Sáu Bồng, Cụ Phạm Văn Thiều,  Cụ Phạm Văn Tỉnh,  Cụ Phạm Văn Thêm, (thường gọi Quận Thêm)..

6. Sau Cánh mạng Tháng Tám năm 1945 Dưới sự lãnh đạo của Đảng Tháng 11/1945 một lớp nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lê Nin được tổ chức Đ/c Nguyễn Văn Bích chủ trì lớp học. Ngày 16/3/1946 chi bộ Đảng đầu tiên tại tiểu khu Phạm Hồng Thái được thành lập tại Đình Bá Dương Nội do Đ/c Nghiêm Xuân Mặc Làm Bí Thư Đ/c Nguyễn Mạnh Tốn làm phó Bí Thư. Dưới sự Lãnh đạo của cấp trên Chi bộ tiểu khu đã lãnh đạo nhân dân ngăn chặn hành động cướp bóc của quân Tưởng cũng như hành động phản dân hại nước của đảng phản động , đánh địch diệt tề trừ gian. Ngày 05/6/1954 Lực lượng du kích xã phối hợp cùng bộ đội chủ lực mở đợt công kích tiêu diệt Bốt Bồng Lai giải phóng quê hương.

- Năm 1964 giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc thực hiện lời kêu gọi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Cán bộ và nhân dân xã Hồng Hà chuyển hướng cách mạng thời bình sang thời chiến, vừa chiến đấu vừa sản xuất tích cực chi viện sức người sức của cho Miền Nam ruột thịt với khẩu hiệu “Thóc không thiếu một cân Quân không thiếu một người” cùng nhân dân cả nước tích cực lao động và chiến đấu cho đến ngày Nam Bắc chung khúc khải hoàn ca.

 Xây dựng quê hương, phát triển kinh tế, xã hội.

 Ngày 05/6/1954 quê hương.được giải phóng nhân dân phấn khởi bắt tay vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh khôi phục kinh tế . Tuy nhiên bước đầu còn gặp nhiều khó khăn do chiến tranh để lại như: Ruộng đất hoang hoá, các ngành nghề thủ công bị đình trệ dẫn đến mai một dần. Kinh tế, văn hoá nghèo nàn lạc hậu .. nhiệm vụ được đặt ra là phải cải tạo quan hệ sản xuất và phát triển sản xuất từng bước tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi, Cách mạng về  tư tưởng, văn hoá tổ chức các lớp bình dân học vụ xây dựng nếp sống mới,  con người mới .từng bước cùng chung tay xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc chi viện sức người sức của cho Miền Nam. Tổ quốc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng cán bộ và nhân dân xã Hồng Hà đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tạo thế và lực trên con đường hội nhập và phát triển.

  Trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bảo vệ biên giới hải đảo xã Hồng Hà có 30 Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng và 234 Liệt sỹ 35 TB, 20 BB 05 Chiến sỹ Tù đày .

 Các Chức danh đương nhiệm:

1. Đồng chí Nguyễn Ngọc Tiến   - Bí thư Đảng uỷ - Chủ tịch HĐND xã

Số di động 0982229821

2. . Đồng chí Nguyễn Mạnh Hà -  Phó Bí thư  Đảng uỷ - Chủ Tịch UBND xã

Số di động 09366326

Tổng số Đảng viên 327 trong đó có 103 Đ/c 30-40- 50 -60 năm tuồi Đảng