LỊCH SỬ - VĂN HÓA LỊCH SỬ - VĂN HÓA

Lịch sử Đình Bá Dương, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
Publish date 28/02/2023 | 13:18  | Lượt xem: 19941

     Đình làng Bá Dương còn được gọi là đình Bá Nội hay miếu Diều thuộc Xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội . Đình thờ tướng Nguyễn Cả, tham gia dẹp 12 sứ quân, sau từ quan về làng dạy dân trồng trọt, mở mang cơ nghiệp, ông bày ra những trò vui thanh cao, trong đó có chơi diều cùng đám trẻ mục đồng.
     Đình Bá Dương thuộc làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng ngoại thành Hà Nội. Hồng Hà là một xã nằm phía Đông Bắc huyện Đan Phượng gồm 5 làng, mỗi làng đều ẩn chứa một kho tàng văn hóa dân gian, một giá trị lịch sử nhất định của riêng nó. Làng Bá Dương Nội là mảnh đất của những di tích lịch sử cổ kính gắn liền với những lễ hội truyền thống của làng như hội thả diều, hội rước bánh giày ... và đình Bá Dương Nội là một trong số đó.
Đình Bá Dương nằm gần chùa Già Lê và chợ Bá Dương nên còn có tên gọi là Đình Chợ để phân biệt với ngôi đình đã được xếp hạng di tích ở trong làng. Vị thần được thờ trong đình là Thành Hoàng Làng. Lễ hội hàng năm tại làng diễn ra từ ngày 25 tháng chạp âm lịch đến ngày mồng 7 tháng giêng. Vì làng có năm miền nên năm năm lễ hội lại diễn ra ở Đình chợ một lần.
Ngôi đình quay theo hường Tây Nam với ba bề tiếp giáp nhà dân, phía Tây Bắc tiếp giáp đường đê Hồng Hà.      
Có thể đi đến di tích thuận tiện bằng các phương tiện giao thông đường bộ. Từ trung tâm Hà Nội muốn đi đến làng Bá Dương sẽ đi men thẳng theo đê Âu Cơ –An Dương Vương – Đường Liên Mạc – Hồng Hà. Đến cơ đê Hồng Hà rẽ phải là đến đình Bá Dương.
     Đình Bá Dương trông theo hướng Tây Nam tựa lưng vào đê sông Hồng, cách chợ chỉ vài bước chân. Mặt bằng kiến trúc Đình chính là hình chữ Đinh gồm Tiền tế và hậu cung.
     Tiền tế là một tòa ngang với kết cấu 3 gian 2 chái. Phía trước Tiền tế được để trống, không có cửa ngăn cách với không gian bên ngoài.

     Bên trong Tiền tế là các vì kết cấu tương tự nhau theo kiểu chồng rường bẩy hiên trên ba hàng chân cột gỗ tạp, riêng vì nách của bộ vì áp hồi kết cấu kẻ ngồi. Ngôi đình bị phá hủy trong giai đoạn kháng chiến chống pháp, đến năm 1990 nhân dân địa phương đã dựng lại ngôi đình như hiện nay dựa trên bộ khung kết cấu có sẵn từ ngôi đền trong làng thế nên kết cấu của ngôi đình hiện nay chấp vá nhiều cấu kiện, nhiều chủng loại gỗ, hoa văn không đồng nhất, các cấu kiện chủ yếu bào trơn đóng bén.

     Nối với gian giữa Tiền tế là tòa Hậu cung tạo kết cấu chữ đinh. Bộ mái tòa hậu cung kết cấu 2 tầng 4 mái bít đốc tay ngai. Trên đốc mái đắp nổi hình tượng hổ phù. Bên trong Hậu cung kết cấu 3 gian dọc. Hai bộ vì ngoài kết cấu theo kiểu giá chiêng chồng rường, bộ vì thứ ba có vì nách kết cấu kẻ ngồi. Gian giữa là một gác lửng được bao kín tạo thành không gian linh thiêng nhất nơi thần linh ngự trị.

      Đình Bá Dương là một công trình tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân Bá Dương Nội nói riêng và khách thập phương nói chung. Hoạt động văn hóa xã hội ở khu vực này khá sôi động, được chứng minh bằng những công trình xây./.